Tiêu chuẩn nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường
Tiêu chuẩn được xem là công cụ kỹ thuật nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá trên thị trường; thuận lợi hoá thương mại; thúc đẩy sáng tạo và phát triển sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; chuyển giao công nghệ...
Tiêu chuẩn được xem là công cụ kỹ thuật nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá trên thị trường. Ảnh minh họa.
Trải qua thời gian, hạ tầng tiêu chuẩn hoá của Việt Nam không ngừng phát triển về tất cả mọi mặt như: thể chế; đội ngũ cán bộ, nhân viên; cơ sở vật chất kỹ thuật; năng lực và mối quan hệ quốc tế;… Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đã góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản về phát triển sản xuất, kinh doanh và thương mại, đồng thời đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh do đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội qua các giai đoạn phát triển đất nước.
Trong đó, tiêu chuẩn được xem là công cụ kỹ thuật nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá trên thị trường; thuận lợi hoá thương mại; thúc đẩy sáng tạo và phát triển sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; chuyển giao công nghệ...
Chia sẻ về những cơ hội, thách thức mà tiêu chuẩn hoá đem lại cho doanh nghiệp, ông Phùng Mạnh Trường - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, tiêu chuẩn hoá mang đến cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù là cơ hội hay thách thức chúng ta nên đón nhận ở khía cạnh tích cực.
Về mặt cơ hội, một là, khi hoạt động tiêu chuẩn hoá được đẩy mạnh, doanh nghiệp sẽ xác định được chuẩn mực của hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định chất lượng sản phẩm thông qua tiêu chuẩn cụ thể. Từ đó, xác định rõ và có phương pháp cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến cách thức tạo ra sản phẩm chất lượng. Để làm được điều này cần lấy tiêu chuẩn làm cơ sở đối chiếu, so sánh.
Hai là, doanh nghiệp cũng có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, gia tăng khả năng mở rộng thị trường (bằng cách phát triển sản phẩm mới với chất lượng ngày càng tốt hơn), thâm nhập các thị trường trên thế giới.
Ba là, thông qua tiêu chuẩn hoá, doanh nghiệp còn giảm được chi phí sai lỗi, nâng cao chất lượng quy trình, chất lượng sản phẩm hàng hoá, tối ưu hoá hiệu quả hoạt động.
Bốn là, doanh nghiệp thông qua tiêu chuẩn hoá có khả năng nâng cao năng lực quản lý, quản trị, điều hành. Đây cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang chú trọng.
Năm là, thông qua quá trình xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ có định hướng để đầu tư nguồn lực phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống máy móc, phòng thử nghiệm, phát triển sản phẩm, hệ thống điều hành doanh nghiệp.
Về mặt thách thức, ông Trường cho rằng, trong bối cảnh vai trò của tiêu chuẩn ngày càng được chú trọng ở cấp độ doanh nghiệp, tiêu chuẩn hoá cũng tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội, xu hướng đổi mới thì sẽ có khả năng nâng cao vị thế trên thị trường. Xu hướng tiêu chuẩn hoá cũng khiến doanh nghiệp bắt buộc phải có những đầu tư để đáp ứng yêu cầu từ các tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hoá, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Ra tới sân chơi lớn cuộc cạnh tranh sẽ là sòng phẳn